Avatar

Ignorance

Videos: 17 & Playlists: 2

Ignorance is the source of all suffering.

All Video By Ignorance

Buddha 9. Đức Phật viếng thăm nước Magadha
59:25
Buddha 9. Đức Phật viếng thăm nước Magadha

Tóm tắt Cuộc đời đức Phật phần 9. Đức Phật viếng thăm nước Magadha pháp độ vua Bimbisāra, thái tử Ajātaśatru và mẹ Kisā Gotamī cầu con sống lại.

Bimbisāra, còn gọi là Tần-bà-sa-la hay Bình-sa vương (558 TCN - 491 TCN) là vua của vương quốc Ma Kiệt Đà(Magadha) từ năm 544 TCN tới khi qua đời và là một thành viên của vương tộc Haryanka. Ông lên ngôi năm 15 tuổi và gặp Phật Thích-ca Mâu-ni lần đầu tiên khi 25 tuổi. Tần-bà-sa-la là đệ tử đầu tiên của Phật Thích-ca trong hàng vua chúa, ông đã cúng dường cho Phật và Tăng đoàn ngôi tịnh xá Trúc Lâm (Veluvana) gần thành Rājagḱha, thủ đô xứ Magadha.

Vua Bimbisāra đã kết hôn với nhiều công chúa lân bang. Cụ thể hơn, chánh hậu của ông là công chúa Vaidehy, con gái vua Maha Kosala và em vua Prasenadi nước Kosala – một vương quốc khá mạnh nằm cạnh Magadha. Bà sinh hạ cho ông vua Ajatashatru tương lai. Vợ thứ của ông, Chellana, vốn là một công chúa của bộ tộc Licchavi đóng đô tại Vaishali.Vợ thứ ba của ông là con gái của tù trưởng bộ lạc Madra xứ Punjab.Một bà quý phi khác, Khema đã được quốc vương cảm hóa thành một đệ tử thuần thành của Phật tổ. Sau này bà Khema rời bỏ vương cung và gia nhập Tăng đoàn.

Một lần vua Bimbisāra trông thấy đạo sĩ Siddhārtha đi khất thực trên đường phố Vương-xá trong bộ dạng từ tốn. Trong thấy tướng mạo oai nghi và tư cách trang nghiêm sang trọng của đạo sĩ, nhà vua lấy làm cảm kích và sau khi thành tựu giác ngộ, nhà hiền triết Siddhārtha Gotama tức Buddha đã đi cùng các đệ tử A-la-hán từ Gaya đến hóa độ thị dân Vương-xá. Tại đây, Phật cư ngụ trong một khu rừng gần điện Suppatittha. Sau đó, nhà vua lại thỉnh Phật và hàng ngàn tăng chúng tháp tùng vào vương cung để thọ lễ trai tăng do đích thân ông và vương hậu tổ chức cúng dường. Có cả sáu nghìn tân khách được nhà vua mời đến cùng tham dự lễ. Sau lễ trai tăng, Phật thuyết pháp trước vua quan và tân khách và Vua Bimbisāra cúng dường khu vườn Trúc Lâm (Veluvana) Phật và chư tăng làm nơi cư trú mùa mưa.

Thái tử Ajatashatru con vua cha Bimbisara (Tần-bà-sa-la) và hoàng hậu Vedehi. Sau này trở thành vua nước Magadha (Ma-kiệt-đà) – một vương quốc cổ ở phía bắc tiểu lục địa Ấn Độ. Ông đã trị vì Magadha trong 8 năm cuối cùng tại thế của Phật Thích-ca Mâu-ni và 22 năm kế tiếp (khoảng 491 - 461 trước Công nguyên).

Kisā Gotamī sinh ra tại kinh thành Sāvatthi ở một gia đình triệu phú bị sạt nghiệp, tài sản bị khánh tận nên đời sống vật chất vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, khi cô sinh được một đứa bé trai kháu khỉnh, dễ thương thì vô thường không vị nể một ai. Hôm kia, đùng một cái, một căn bệnh cấp tính, không rõ nguyên do, tử thần lạnh lùng và tàn nhẫn lấy lưỡi hái đoạn lìa mạng sống của đứa trẻ chẳng chút xót thương. Như điên như cuồng, cô Kisā Gotamī, ẵm bồng xác đứa nhỏ trên tay đi lang thang khắp hang cùng, ngõ hẻm nhờ người cứu chữa! Cô không tin nó đã thật sự chết.

Đức Phật thuyết cho cô gái một thời pháp ngắn, ngài nói với đại ý rằng, đi trên cuộc đời, sống trên cuộc đời, trên hành trình xuôi ngược, chúng sanh thường không có m

Buddha hoá độ cho người mẹ mất con
09:58
Buddha hoá độ cho người mẹ mất con

Buddha hoá độ cho người mẹ mất con.
Kisā Gotamī sinh ra tại kinh thành Sāvatthi ở một gia đình triệu phú bị sạt nghiệp, tài sản bị khánh tận nên đời sống vật chất vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, khi cô sinh được một đứa bé trai kháu khỉnh, dễ thương thì vô thường không vị nể một ai. Hôm kia, đùng một cái, một căn bệnh cấp tính, không rõ nguyên do, tử thần lạnh lùng và tàn nhẫn lấy lưỡi hái đoạn lìa mạng sống của đứa trẻ chẳng chút xót thương. Như điên như cuồng, cô Kisā Gotamī, ẵm bồng xác đứa nhỏ trên tay đi lang thang khắp hang cùng, ngõ hẻm nhờ người cứu chữa! Cô không tin nó đã thật sự chết.

Đức Phật thuyết cho cô gái một thời pháp ngắn, ngài nói với đại ý rằng, đi trên cuộc đời, sống trên cuộc đời, trên hành trình xuôi ngược, chúng sanh thường không có một mục đích chân thực nào cả. Chỗ nào cũng hư dối, không thật. Chỗ nào cũng ảo giác, ảo vọng. Chỗ nào cũng hư vô và bóng đêm. Nên thường đau khổ trùng trùng. Là kẻ trí có con mắt sáng, khi mắt đã mở ra rồi, đã thấy một phần sự thật rồi thì chỉ còn cần tinh tấn nỗ lực để lên đường. Biết bao kẻ ngu si, thu nhặt hoa của dục lạc, thu nhặt hương của dục lạc, thu nhặt những đối tượng khả ý, khả ái, khả lạc! Nếu cứ đắm say, đam luyến, tham nhiễm trên lộ trình thì tử thần sẽ không tha lưỡi hái cho người ấy. Một lúc nào đó, sự chết, sự đau khổ, sự thống khổ sẽ như một cơn lũ lớn cuốn phăng cả một ngôi làng đang say ngủ!

Sau đó, cô gái Kisā Gotamī đắc quả Nhập Lưu và xin xuất gia. Cô đi vòng về hướng tay phải quanh Đức Phật ba vòng, đảnh lễ ngài như đảnh lễ người cho nàng sự sống lần thứ hai, sống trong giáo pháp thanh tịnh.

Buddha giáo độ Thái tử Ajātasattu.
09:48
Buddha giáo độ Thái tử Ajātasattu.

Buddha giáo độ Thái tử Ajātasattu.

Thái tử Ajatashatru con vua cha Bimbisara (Tần-bà-sa-la) và hoàng hậu Vedehi. Sau này trở thành vua nước Magadha (Ma-kiệt-đà) – một vương quốc cổ ở phía bắc tiểu lục địa Ấn Độ. Ông đã trị vì Magadha trong 8 năm cuối cùng tại thế của Phật Thích-ca Mâu-ni và 22 năm kế tiếp (khoảng 491 - 461 trước Công nguyên).

Buddha giáo độ Đức Vua Bimbisāra nước Magadha.
07:18
Buddha giáo độ Đức Vua Bimbisāra nước Magadha.

Buddha giáo độ Đức Vua Bimbisāra nước Magadha.

Ngài lên đường đến Rājagaha với một ngàn vị tỳ khưu mà giờ đây là những bậc A-la- hán (arahat). Việc Đức Phật viếng thăm Rājagaha để đáp ứng lời thỉnh cầu của vua Bimbisāra. Ngài đến tại khu rừng cây thốt nốt lớn gần Rājagaha, tại đó Ngài vào ngụ dưới cội cây đa Suppatittha có tán lá sum sê, rất mát mẻ, thường được mọi người đến cúng bái.

Đức Phật Buddha thuyết giảng Pháp toàn thiện, tròn đủ văn và nghĩa. Ngài chỉ dạy cho chư thiên và nhân loại pháp hành cao quý sīla, samādhi và paññā toàn hảo và thanh tịnh, thoát khỏi những ô nhiễm của các ác nghiệp. Vua Bimbisāra xin quy y làm đệ tử Buddha, giờ đây đã trở thành bậc thánh Dự lưu (sotāpatti-phala).

Vua Bimbisāra cầu xin Thế Tôn bi mẫn đến thọ thực tại cung điện của con vào ngày mai cùng với chúng tỳ khưu.”; sau đó vua cúng dường tịnh xá Veḷuvana(Trúc Lâm Tịnh Xá).

Xuất gia tỳ kheo
00:59
Xuất gia tỳ kheo

Tỳ-kheo là danh từ phiên âm từ chữ bhikkhu trong tiếng Pali và chữ bhikṣu trong tiếng Phạn, có nghĩa là "người khất thực" (khất sĩ); Sa-môn ( śramaṇa).

Trong Phật giáo, Tỳ kheo có nghĩa là một tăng sĩ Phật giáo, người từ bỏ cuộc sống thế tục, thụ lãnh giới luật, thiền định và giảng dạy giáo pháp, không được thụ hưởng cuộc đời và chịu sống lang thang không nhà. Giới luật của Tỳ kheo là đời sống phạm hạnh, mẫu mực, thiểu dục tri túc, không vợ con và thực hành từ bi, được đề ra trong Luật tạng.

Cuộc sống cơ hàn của Tỳ kheo được thể hiện trong chiếc áo cà-sa, gồm có ba phần (Tam y, tricīvara) và do vải vụn kết lại. Vật dụng hàng ngày chỉ gồm bát khất thực, dao cạo, kim chỉ, đồ lọc nước và gậy kinh hành. Tỳ kheo không được nhận tiền bạc hay các vật dụng khác. Thức ăn là do sự cúng dường.

Các vị tỳ kheo sống chung với nhau trong một đoàn thể gọi là Tăng đoàn, gồm bốn vị Tỳ kheo trở lên. Trong mùa mưa, các vị đó thường buộc phải an trú trong một tịnh xá (vihāra), gọi là an cư kiết hạ để tính tuổi hạ. lý do là vì nếu đi lại trong mùa mưa, các vị có thể gây tai hại cho động vật và cây cối. Vì vậy, các vị chỉ được rời tu viện vì lý do đặc biệt trong mùa này. Mùa An cư được chấm dứt bằng buổi lễ Tự tứ (pravāraṇā), trong đó các vị cùng sống chung trong một trú xứ, trao đổi kinh nghiệm tu tập, hoằng truyền chánh pháp, kiểm điểm lại lỗi lầm hay thiếu sót với nhau. Qua năm tháng, Tỳ kheo ít đi vân du, các vị sống nhiều trong các tu viện, tuy nhiên, tục đi hành hương chiêm bái vẫn còn được giữ đến ngày nay. Ngày nay, các Tỳ kheo phần lớn vẫn còn giữ tập tục như hồi đức Phật còn tại thế, đặc biệt là Nam tông, nhưng mặt khác, họ phải thích nghi với đời sống xã hội và điều kiện địa lý.

Luật tạng có 227 giới cho Tỳ-kheo, 311 giới cho Tỳ-kheo ni, theo truyền thống Nguyên Thủy; và 250 giới cho Tỳ-kheo, 348 giới cho Tỳ-kheo ni, theo truyền thống Đại thừa, gọi là cụ túc giới.Một người tuổi đời dưới 20 phát tâm xuất gia, hay do gia đình đem gửi gắm vào cửa chùa, thường được gọi là chú tiểu.

Một người muốn xuất gia đi tu thì đầu tiên phải thọ giới Sa-di (samanera) hoặc Sa-di ni (samaneri), rồi sau một thời gian mới thọ cụ túc giới (upasampāda), phát nguyện tuân theo Giới bổn để trở thành Tỳ-kheo (bhikkhu) hoặc Tỳ-kheo ni (bhikkhuni).

Buddha 8 : Buddha truyền pháp đằu tiên về tứ thánh đế cho 5 đệ tử Koṇḍañña.
28:16
Buddha 8 : Buddha truyền pháp đằu tiên về tứ thánh đế cho 5 đệ tử Koṇḍañña.

Tóm tắt Cuộc đời đức Phật phần 8 : Buddha truyền pháp đằu tiên về tứ thánh đế cho 5 đệ tử Koṇḍañña.

Sau khi chứng Đạo giác ngộ ở Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya), Đức Phật do dự chưa quyết định truyền bá giáo pháp cho thế gian. Lúc ấy, sợ chúng sanh ở thế gian không được nghe pháp sẽ phải chịu khổ não, luân hồi sanh tử, nên đấng Phạm Thiên Sahampati ba lần thỉnh cầu đức Phật như sau:
“Bạch đức Thế Tôn, cầu xin Ngài giảng truyền giáo pháp! Cầu xin đấng Như Lai truyền bá giáo pháp! Có những chúng sanh bị ít nhiều vô minh che lấp, không được nghe giáo pháp, sẽ phải đọa lạc trầm luân. Nhưng cũng có người sẽ giác ngộ được chân lý”.

Cuối cùng, nhận lời thỉnh cầu của đấng Phạm Thiên Sahampati, đức Phật tuyên bố: “Cửa vô sanh bất tử đã mở ra cho chúng sanh. Hãy để cho những ai có tai muốn nghe đặt trọn niềm tin tưởng”.

Sau đó, đức Phật liền nghĩ tới năm người đạo sĩ, bạn đồng tu với Ngài trước kia là: Kiều Trần Như (Kondanna), Bạc Đề (Bhaddiya), Thập Lịch Ca Diếp (Vappa), Ma Ha Nam (Mahanama) và Ác Bệ (Assaji); và biết họ đang ở Lộc Uyển tại Chư Thiên Đọa Xứ (Isipatana), Ngài liền rời Ưu Lâu Tần Loa (Uruvela), lên đường đi Ba La Nại (Benares). Khi thấy đức Phật từ xa đến, năm vị đạo sĩ tỏ vẻ không mấy kính trọng, nhưng lúc tới gần, với hảo tướng trang nghiêm, oai nghi đức độ của Ngài, tự nhiên cảm hóa họ. Và cuối cùng, năm vị chịu ngồi xuống yên lặng để nghe đức Thế Tôn giảng pháp.

Ngài liền ngồi xuống nơi pháp tòa; và bắt đầu thuyết bài pháp đầu tiên, kinh “Chuyển Pháp Luân” (Dhammacakkappa-vattana Sutta) đề cập đến Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo. Bấy giờ, hào quang từ kim thân đức Phật rực chiếu sáng ngời đến khắp 3.000 cõi thế giới và mặt đất khắp nơi rung động. Tất cả chư Thiên ở thế gian này và tại nhiều cõi Trời khác: Dạ Ma, Đâu Suất, Hóa Lạc, Tha Hóa Tự Tại Thiên, Phạm Thiên v.v...đều vô cùng tán thán, đồng thanh tung hô la lớn tiếng rằng: “Nay tại Ba La Nại, Chư Thiên Đọa Xứ (Isipatana), vườn Lộc Uyển (Sarnath), Vô Thượng Pháp Luân đã được đức Thế Tôn chuyển vận; Pháp Luân này chưa từng được Sa Môn, Bà La Môn, Thiên Ma, Phạm Thiên nào hoặc một ai ở thế giới này chuyển vận”.

Sau khi nghe xong, vị lớn tuổi nhất, đức Kiều Trần Như liền phát tâm xuất gia, làm vị Tỳ Kheo (Bhikkhu) đầu tiên và đắc quả Tu Đà Hoàn (quả thứ nhất trong bốn quả thánh). Những ngày sau đó, bốn vị kia cũng xuất gia theo Phật và đều chứng được quả này. Đến khi nghe đức Phật thuyết Kinh Vô Ngã Tướng (Anatta Lakkhana Sutta) đề cập đến pháp Vô Ngã (không có Ta) thì tất cả năm vị đều đắc quả A La Hán, hoàn toàn thanh tịnh giải thoát. Năm vị Tỳ kheo này là những đệ tử xuất gia đắc quả A La Hán đầu tiên của đức Phật. Như vậy, vào lúc ấy trên đời có tất cả năm vị A La Hán. Từ đó, ngôi Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng) được thành hình, đoàn thể Tăng già và Phật giáo bắt đầu hiện hữu ở thế gian.

Buddha 7. Siddhattha Gotama chuyển luân thành bậc giác ngộ Buddha.
29:05
Buddha 7. Siddhattha Gotama chuyển luân thành bậc giác ngộ Buddha.

Phần 7. Siddhattha Gotama chuyển luân thành bậc giác ngộ Buddha.

Sau khi nhận bát cháo sữa (người Ấn gọi là kheer), một loại thức ăn sang quý của thôn nữ Sujata dâng cúng, Siddhārtha cảm thấy tinh thần phấn chấn. Ngài vượt qua dòng Ni Liên Thiền, đến dưới cội bồ đề và lập thệ nguyện: “Nếu không chứng được đạo quả Vô thượng, thì dầu cho thân thể tan nát, Ta quyết không rời khỏi cội bồ đề này”. Sau 49 ngày đêm thiền định, Ngài chứng được Tam minh, tận trừ Tam lậu và biết rằng “Ta đã được giải thoát”. Ngài thốt lên: “Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, các việc cần làm đã làm xong, Ta không còn trở lại đời này nữa”.

Qua 4 tuần thiền định dưới cội Pipphala (Bồ Đề), chứng ngộ 3 minh là Túc Mạnh Minh, Thiên Nhãn Minh và Lậu Tận Minh. Giải đáp được bài toán giải thoát luân hồi sanh tử. Chứng ngộ Tứ đế: Khổ, Tập, Diệt, Đạo, đưa ra con đường tu tập để đạt trạng thái Niết Bàn chấm dứt khổ đau là 8 nhánh: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định. Tiến trình chứng ngộ hoàn toàn này, thuật ngữ Pàli gọi là Abhisamaya.

Vào tuần lễ thứ 7, Ngài chứng ngộ: Chân Như tánh (Tathatà), Bất Ly Như tánh (Avitathatà), Bất Dị Như tánh (Anatathà), Y Duyên tánh (Idappaccayatà) tức Lý Duyên Khởi, Không tánh, Huyễn tánh và Bình đẳng tánh của thế giới hiện tượng. Qua tiến trình thực nghiệm tâm linh, Ngài đã chứng ngộ những điều từ trước chưa ai biết và đến nay những điều chứng ngộ của Ngài vẫn còn giá trị. Lúc đó Ngài mới thực sự chứng quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, thuật ngữ gọi là Anuttara-Sammà-Sambodhi trở thành một vị Phật lịch sử.

Buddha 6. Thái tử Siddhārtha ép xác tu khổ hạnh
41:40
Buddha 6. Thái tử Siddhārtha ép xác tu khổ hạnh

Thái tử Siddhārtha xuất gia tu học với hai vị thầy Bà la môn theo đạo Hindu danh tiếng là Alara Kalama và Uddaka Ramaputta. Họ hướng dẫn Ngài quán chiếu về sự hư ảo của vạn pháp và thiền tĩnh trụ. Nhưng chỉ sau một thời gian rất ngắn, Thái tử đã nhận ra rằng những giáo lý này sẽ không thể chấm dứt được khổ đau của ba cõi Dục giới, Sắc giới, Vô Sắc giới.

Siddhārtha Gautama ép xác tu khổ hạnh tại Khổ Hạnh Lâm là tên của một khu rừng thuộc thị trấn Uruvela (Ưu Lâu Tần Loa), bên dòng sông Naranjana (Ni Liên Thiền), tiểu bang Bihar ngày nay. Ngài tu tập ép xác khổ hạnh như Vardhamana (Mahavira). Mahavira thực hành thiền định cường độ cao và khổ hạnh nghiêm khắc trong 12 năm rưỡi, sau đó ông đạt được Kevala Gyan (toàn giác). Ông đã thuyết giảng trong 30 năm và đạt được Moksha (sự cứu rỗi) giảng đạo Kỳ Na giáo ở Ấn Độ cổ đại.

“Vì Ta ăn quá ít mỗi ngày, nên cơ thể Ta trở nên hết sức gầy yếu. Tay chân Ta như các lóng tre khô đầy khúc khuỷu. Hai bàn tọa của Ta trở thành giống như móng trâu, xương sống với cột tủy lồi ra trông giống chuỗi hạt. Xương sườn Ta lộ rõ như rui cột của ngôi nhà đổ nát. Ðồng tử của Ta nằm sâu trong hố mắt thăm thẳm long lanh giống như ánh nước long lanh từ dưới giếng sâu. Da đầu Ta khô héo nhăn nheo như trái mướp đắng được cắt đem phơi nắng khô héo nhăn nheo. Nếu Ta muốn sờ da bụng thì Ta đụng nhằm xương sống vì hai thứ đã dính sát vào nhau. Nếu Ta muốn đi đại tiện hay tiểu tiện thì Ta ngã úp mặt xuống đất. Nếu Ta chà xát tay chân thì đám lông hư mục rụng xuống trong tay Ta”.

Siddhārtha nhập vào nhóm năm tu sỹ khổ hạnh gồm Kiều Trần Như (Anjanata), A Thuyết Thị (Ashvajit), Bà Sư Ba (Vaspa), Ma Ha Nam (Mahanama) và Bạt Đề (Badrika). Những người này về sau trở thành năm đại đệ tử đầu tiên của Đức Phật.

Phim Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca Buddha tập 9
41:11
Phim Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca Buddha tập 9

Phim Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca Buddha tập 9

Phim Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca Buddha tập 8
41:30
Phim Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca Buddha tập 8

Phim Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca Buddha tập 8

Phim Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca Buddha tập 7
42:04
Phim Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca Buddha tập 7

Phim Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca Buddha tập 7

Phim Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca Buddha tập 4
41:10
Phim Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca Buddha tập 4

Phim Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca Buddha tập 4




© 2023 - All Rights Reserved.